Người Hy Lạp cổ đại gọi triết học là philosophia, ghép từ hai từ philos- tình yêu và sophia- sự thông thái. Như vậy, theo nghĩa đen, triết học là tình yêu sự thông thái. Nhà triết học là nhà thông thái bởi nó có khả năng làm sáng tỏ bản chất của sự vật, hiện tượng bằng hệ thống khái niệm, phạm trù và quy luật.
1. Tổng quan chung về triết học
I. CHƯƠNG TRÌNH MÔN TRIẾT HỌC |
II. ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN TRIẾT HỌC |
Chương I. Triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội |
Chương II. Khái lược lịch sử triết học phương Đông |
Chương III. Khái lược lịch sử triết học phương Tây |
Chương IV. Khái lược lịch sử triết học Mác – Lênin |
Chương V. Chủ nghĩa duy vật biện chứng- cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học |
Chương VI. Phép biện chứng duy vật- phương pháp luận nhận thức khoa học và thực tiễn |
Chương VII. Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn của triết học Mác – Lênin |
Chương VIII. Lý luận hình thái kinh tế – xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam |
Chương IX. Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam |
Chương X. Lý luận về nhà nước và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam |
Chương XI. Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay |
2. Chương trình môn triết học
Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học
Ban hành theo Quyết định số 33/2004/QĐ-BGD&ĐT ngày 28/9/2004 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
Chương | Nội dung | Tiết |
I | Triết học và vai trò của triết học trong đời sống xã hội | 2 |
II | Khái lược lịch sử triết học phương Đông | 10 |
III | Khái lược lịch sử triết học phương Tây | 10 |
IV | Khái lược lịch sử triết học Mác – Lênin | 12 |
V | Chủ nghĩa duy vật biện chứng- cơ sở lý luận của thế giới quan khoa học | 8 |
VI | Phép biện chứng duy vật- phương pháp luận nhận thức khoa học và thực tiễn | 10 |
VII | Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn của triết học Mác-Lênin | 6 |
VIII | Lý luận Hình thái kinh tế – xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam | 12 |
IX | Giai cấp, dân tộc, nhân loại trong thời đại hiện nay và vận dụng vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam | 6 |
X | Lý luận về nhà nước và nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam | 7 |
XI | Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và vấn đề xây dựng con người Việt Nam hiện nay | 7 |
Chương trình gồm 11 chương, 6 đvht (90 tiết) |
3. Giới thiệu đề cương chi tiết môn triết học
(Biên soạn theo Giáo trình Triết học dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học của Bộ Giáo dục và Đào tạo
do Nxb, Lý luận Chính trị, Hà Nội, ấn hành năm 2006)
CHƯƠNG I. TRIẾT HỌC VÀ VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
PGS.TS. Đoàn Quang Thọ,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
———————–
Người trình bày: Tiến sỹ Nguyễn Thái Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Điện thoại 0913541171.
Đối tượng: Học viên cao học ngành Kinh tế.
Thời lượng: 0 tiết trên lớp, 2 tiết tự học.
Thời gian: 17g30 ngày 11/12/06.
Địa điểm: Hội trường 8, Nhà B4, Trường Đại học Ngoại ngữ.
———————–
I. KHÁI NIỆM TRIẾT HỌC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA TRIẾT HỌC
1. Khái niệm triết học
– Khái niệm triết học.
+ NgườiHy Lạp cổ đại gọi triết học là philosophia, ghép từ hai từ philos- tình yêu và sophia- sự thông thái. Như vậy, theo nghĩa đen, triết học là tình yêu sự thông thái. Nhà triết học là nhà thông thái bởi nó có khả năng làm sáng tỏ bản chất của sự vật, hiện tượng bằng hệ thống khái niệm, phạm trù và quy luật.
+ Triết học xuất hiện cả ở phương Đông và phương Tây vào khoảng từ thế kỷ VIII – VI trước Công nguyên (tr.c.n) tại một số nền văn minh cổ đại như Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, trung Đông v.v, nhưng triết học kinh điển chỉ phát triển ở Hy Lạp cổ đại.
– Định nghĩa triết học. Triết học là hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.
2. Đối tượng nghiên cứu của triết học
– Triết học thời cổ đại được gọi là khoa học của mọi khoa học. Triết học tự nhiên là hình thức đầu tiên của triết học.
– Triết học thời Trung cổđược gọi là triết học Kinh viện với nhiệm vụ lý giải và chứng minh cho sự đúng đắn của các giáo điều Kinh Thánh.
– Triết học thời Phục hưng và Cận đại được gọi là siêu hình học với nghĩa là nền tảng thế giới quan của con người.
– Triết học Mác-Lênin là khoa học nghiên cứu những quy luật chung nhất về sự vận động, phát triển của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy; đồng thời tiếp tục làm rõ vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy với tồn tại.
II. TÍNH QUY LUẬT VỀ SỰ HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC
Sự hình thành, phát triển của triết học gắn với tiền đề kinh tế – xã hội và tiền đề nhận thức.
- Tiền đề kinh tế – xã hội. Triết học ra đời khi xã hội đã có sự phân công lao động thành lao động trí óc và lao động chân tay; gắn liền với cuộc đấu tranh giai cấp.
- Tiền đề nhận thức. Triết học ra đời khi tư duy con người đã đạt đến trình độ khái quát nhất định để đáp ứng nhu cầu nhận thức tổng thể về thế giới và con người; khi các thành tựu của khoa học chuyên ngành đã có vai trò nhất định đối với nội dung các tư tưởng và học thuyết triết học. Có thể khẳng định rằng, triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn quy định.
III. VAI TRÒ CỦA TRIẾT HỌC TRONG ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
1. Vai trò thế giới quan và phương pháp luận của triết học
– Vai trò thế giới quan của triết học.
+ Định nghĩa. Thế giới quan là quan niệm của con người về thế giới và về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó.
+ Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan, bởi triết học mô tả những vấn đề của thế giới quan bằng hệ thống các khái niệm và phạm trù, quy luật. Hơn nữa, triết học không chỉ nêu ra các quan điểm của mình mà còn chứng minh cho các quan điểm đó bằng lý tính. Thông qua thế giới quan triết học, thế giới quan sẽ được thể hiện qua các quan điểm về kinh tế, chính trị, đạo đức, pháp luật, tôn giáo v…v
+ Các cấp độ thế giới quan.
Thế giới quan có nhiều cấp độ khác nhau như thế giới quan huyền thoại; thế giới quan tôn giáo; thế giới quan triết học (thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm); thế giới quan khoa học và thế giới quan không khoa học v.v. Việc xác định cấp độ, nội dung thế giới quan phụ thuộc vào vấn đề, liệu lợi ích giai cấp có phù hợp khách quan đối với xu hướng của sự phát triển lịch sử, với khoa học và với thực tiễn xã hội hay không.
+ Vai trò của thế giới quan triết học đối với nhận thức và thực tiễn.
Bản chất của thế giới quan là sự thống nhất biện chứng giữa nhận thức – đánh giá với thực tiễn – cải tạo; đưa lại cho con người khả năng tạo ra cácmục đíchxác định, đưa ra kế hoạch, lý tưởng chung của cuộc sống, làm cho thế giới quan có sức mạnh hiện thực.
– Vai trò phương pháp luận của triết học.
+ Định nghĩa. Phương pháp luận là hệ thống các quan điểm, nguyên tắc xuất phát chỉ đạo chủ thể trong việc xác định phương pháp cũng như xác định phạm vi, khả năng áp dụng phương pháp hợp lý, có hiệu quả tối đa.
+ Các cấp độ phương pháp luận.
Phương pháp luận có nhiều cấp độ khác nhau như phương pháp luận ngành là phương pháp luận của các ngành khoa học cụ thể; phương pháp luận chung là các quan điểm, nguyên tắc chung hơn cấp độ ngành, dùng để xác định phương pháp hay phương pháp luận của nhóm ngành có đối tượng nghiên cứu chung nào đó; phương pháp luận chung nhất (phương pháp luận triết học) khái quát các quan điểm, nguyên tắc chung nhất làm cơ sở cho việc xác định các phương pháp luận ngành, chung và các phương pháp hoạt động cụ thể của nhận thức và thực tiễn.
+ Vai trò của phương pháp luận triết học đối với nhận thức và thực tiễn thể hiện ở chỗ nó chỉ đạo sự tìm kiếm, xây dựng; lựa chọn và vận dụng các phương pháp để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn; đóng vai trò định hướng trong quá trình tìm tòi, lựa chọn và vận dụng phương pháp.
2. Vai trò của triết học đối với các khoa học chuyên ngành và tư duy lý luận
– Vai trò của triết học đối với các khoa học chuyên ngành.
Sự hình thành, phát triển của triết học gắn với sự khái quát những thành tựu phát triển của khoa học chuyên ngành. Ngược lại, triết học đóng vai trò là thế giới quan và phương pháp luận cho khoa học chuyên ngành; là cơ sở lý luận cho việc đánh giá các thành tựu mà khoa học chuyên ngành đạt được; vạch ra phương hướng, chỉ ra phương pháp cho việc nghiên cứu của các khoa học đó.
– Triết học có vai trò to lớn đối với việc rèn luyện năng lực tư duy lý luận của con người, bởi “một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”./.
CHƯƠNG II. KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG ĐÔNG
PGS.TS. Trần Văn Thuỵ, Trường Đại học Y Hà Nội,
Phạm Văn Sinh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
———————–
Người trình bày: Tiến sỹ Trần Đăng Sinh, Chủ nhiệm Bộ môn Triết học, Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Điện thoại 0912206853.
Đối tượng: Học viên cao học ngành Kinh tế, Sư phạm v.v.
Thời lượng: 8 tiết trên lớp, 2 tiết tự học (Giảng viên nêu những vấn đề tự học).
Thời gian: 17g30 các tối thứ 5 (14/12), thứ 7 (16/12) và thứ 2 (18/12/2006).
Địa điểm: Hội trường 8, Nhà B4, Trường Đại học Ngoại ngữ.
———————–
I. TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ, TRUNG ĐẠI
1. Điều kiện ra đời, phát triển và đặc thù của triết học Ấn Độ cổ, trung đại
- Điều kiện ra đời của triết học Ấn Độ cổ, trung đại
- Quá trình hình thành, phát triển của triết học tôn giáo Ấn Độ cổ, trung đại
2. Một số nội dung triết học Ấn Độ cổ, trung đại
- Tư tưởng bản thể luận
- Tư tưởng giải thoát của triết học tôn giáo Ấn Độ
3. Đặc điểm cơ bản của triết học Ấn Độ cổ, trung đại
II. TRIẾT HỌC TRUNG QUỐC CỔ, TRUNG ĐẠI
1. Điều kiện ra đời và phát triển của triết học Trung Quốc cổ, trung đại
- Điều kiện ra đời của triết học Trung Quốc cổ, trung đại
- Quá trình hình thành và phát triển của triết học Trung Quốc cổ, trung đại
2. Một số nội dung triết học Trung Quốc cổ, trung đại
- Tư tưởng bản thể luận
- Tư tưởng về mối quan hệ giữa vật chất với ý thức
- Tư tưởng biện chứng
- Tư tưởng về nhận thức
- Tư tưởng về con người và xây dựng con người
- Tư tưởng về xã hội lý tưởng và con đường trị quốc
3. Đặc điểm cơ bản của triết học Trung Quốc cổ, trung đại
III. LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC VIỆT NAM
- Điều kiện hình thành, phát triển và đặc điểm của tư tưởng triết học Việt Nam
- Điều kiện hình thành và phát triển của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
- Những đặc điểm chủ yếu của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
- Những nội dung cơ bản của lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
- Những tư tưởng triết học chính trị, đạo đức và nhân văn trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
- Một số tư tưởng triết học Đạo Phật trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
- Một số tư tưởng triết học Nho giáo trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
- Sự đối lập giữa thế giới quan duy vật với thế giới quan duy tâm, giữa thế giới quan triết học với thế giới quan tôn giáo trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam
- Vai trò của Hồ Chí Minh đối với sự phát triển của tư tưởng triết học Việt Nam
CHƯƠNG III. KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY
PGS.TS. Trần Văn Thuỵ, Trường Đại học Y Hà Nội,
Phạm Văn Sinh, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
—————–
Người trình bày: Tiến sỹ Trần Đăng Sinh, Chủ nhiệm Bộ môn Triết học, Khoa Giáo dục Chính trị, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Điện thoại 0912206853.
Đối tượng: Học viên cao học ngành Kinh tế, Sư phạm v.v.
Thời lượng: 8 tiết trên lớp, 2 tiết tự học (Giảng viên nêu những vấn đề tự học).
Thời gian: 17g30 các tối thứ 6 (15/12/06) và Chủ nhật (17/12/06).
Địa điểm: Hội trường 8, Nhà B4, Trường Đại học Ngoại ngữ.
——————–
I. TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI
1. Điều kiện ra đời và phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại
2. Một số nội dung cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại
- Tư tưởng về bản nguyên thế giới
- Tư tưởng biện chứng
- Tư tưởng về nhận thức
- Tư tưởng về đạo đức và chính trị
3. Đặc điểm cơ bản của triết học Hy Lạp cổ đại
II. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI TRUNG CỔ
1. Điều kiện ra đời và phát triển của triết học tây Âu thời Trung cổ
- Điều kiện kinh tế – xã hội và văn hoá
- Quá trình hình thành và phát triển của triết học tây Âu thời Trung cổ
2. Một số nội dung cơ bản của triết học tây Âu thời Trung cổ
- Mối quan hệ giữa tri thức với niềm tin tôn giáo
- Tư tưởng về xã hội và đạo đức
3. Đặc điểm cơ bản của triết học tây Âu thời Trung cổ
III. TRIẾT HỌC TÂY ÂU THỜI PHỤC HƯNG VÀ CẬN ĐẠI
Giai đoạn lịch sử từ thế kỷ XV đến thế kỷ XVIII được gọi là thời kỳ Phục hưng và Cận đại của tây Âu.
1. Triết học tây Âu thời Phục hưng
2. Triết học tây Âu thời Cận đại
IV. TRIẾT HỌC CỔ ĐIỂN ĐỨC
- Điều kiện ra đời và phát triển của triết học cổ điển Đức
- Một số nội dung triết học cổ điển Đức
- Đặc điểm cơ bản của triết học cổ điển Đức
V. MỘT SỐ TRÀO LƯU TRIẾT HỌC PHƯƠNG TÂY HIỆN ĐẠI
- Điều kiện ra đời và phát triển của triết học phương Tây hiện đại
- Một số nội dung triết học phương Tây hiện đại
- Đặc điểm của triết học phương Tây hiện đại
CHƯƠNG IV. KHÁI LƯỢC LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
PGS.TS. Đoàn Đức Hiếu, Đại học Huế.
—————–
Người trình bày: Tiến sỹ Nguyễn Thái Sơn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Điện thoại 0913541171.
Đối tượng: Học viên cao học ngành Kinh tế, Sư phạm v.v.
Thời lượng: 8 tiết trên lớp, 4 tiết tự học (Giảng viên nêu những vấn đề tự học).
Thời gian: 17g30 các tối 18/12/06, 21/12/06 & 19/12/06, 22/12/06.
Địa điểm: Hội trường 8, Nhà B4, Trường Đại học Ngoại ngữ.
——————-
I. ĐIỀU KIỆN RA ĐỜI CỦA TRIẾT HỌC MÁC
II. NHỮNG GIAI ĐOẠN CHỦ YẾU TRONG SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
- Giai đoạn C.Mác và Ph.Ăngghen
- Thực chất cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện
- Ý nghĩa cuộc cách mạng trong triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện
- V.I.Lênin phát triển triết học Mác
- Triết học Mác – Lênin trong thời đại ngày nay
CHƯƠNG V. CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG – CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC
PGS. TS. Vũ Tình,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
I. THẾ GIỚI QUAN VÀ THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC
- Thế giới quan và các hình thức cơ bản của thế giới quan
- Thế giới quan duy vật và lịch sử phát triển của thế giới quan duy vật
- Thế giới quan duy tâm và thế giới quan duy vật
- Lịch sử phát triển của thế giới quan duy vật
II. NỘI DUNG, BẢN CHẤT CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VỚI TƯ CÁCH LÀ HẠT NHÂN CỦA THẾ GIỚI QUAN KHOA HỌC
- Nội dung của chủ nghĩa duy vật biện chứng
- Bản chất của thế giới quan duy vật biện chứng
III. NHỮNG NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ VIỆC VẬN DỤNG NÓ VÀO SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
CHƯƠNG VI. PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT – PHƯƠNG PHÁP LUẬN NHẬN THỨC KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
Nguyễn Thái Sơn,
Đại học Quốc gia Hà Nội
I. KHÁI QUÁT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG VÀ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
- Siêu hình và biện chứng; khái quát lịch sử phát triển của biện chứng
- Siêu hình và biện chứng
- Khái quát lịch sử phát triển của phép biện chứng
- Nội dung cơ bản của phép biện chứng duy vật
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC PHƯƠNG PHÁP LUẬN CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
- Phương pháp và phương pháp luận
- Một số nguyên tắc phương pháp luận cơ bản của phép biện chứng duy vật
CHƯƠNG VII. NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
Lê Văn Lực,
Đại học Quốc gia Hà Nội
I. PHẠM TRÙ THỰC TIỄN VÀ PHẠM TRÙ LÝ LUẬN
- Phạm trù thực tiễn
- Phạm trù lý luận
II. NHỮNG YÊU CẦU CƠ BẢN CỦA NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN
- Thực tiễn là cơ sở, là động lực, là mục đích và tiêu chuẩn của lý luận; lý luận hình thành, phát triển phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn
- Thực tiễn phải được chỉ đạo bởi lý luận; ngược lại, lý luận phải được vận dụng vào thực tiễn, tiếp tục bổ sung và phát triển trong thực tiễn
III. Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VỚI THỰC TIỄN TRONG GIAI ĐOẠN CÁCH MẠNG HIỆN NAY Ở NƯỚC TA
- Lý luận phải luôn bám sát thực tiễn; phản ánh được yêu cầu của thực tiễn; khái quát được những kinh nghiệm của thực tiễn
- Hoạt động thực tiễn phải lấy lý luận chỉ đạo; khi vận dụng lý luận phải phù hợp với điều kiện lịch sử – cụ thể
- Khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều
CHƯƠNG VIII. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
PGS.TS. Đoàn Quang Thọ,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
———————-
Người trình bày: Tiến sỹ Đoàn Thị Minh Oanh, Đại học Quốc gia Hà Nội. Điện thoại 0915340975.
Thời lượng: 8 tiết trên lớp, 4 tiết tự học
———————-
I. LÝ LUẬN HÌNH THÁI KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ VAI TRÒ PHƯƠNG PHÁP LUẬN CỦA LÝ LUẬN ĐÓ
- Những tiền đề xuất phát để xây dựng lý luận hình thái kinh tế – xã hội
- Cấu trúc xã hội, phạm trù hình thái kinh tế – xã hội
- Phép biện chứng về sự vận động, phát triển của các hình thái kinh tế – xã hội
- Tính khoa học và vai trò phương pháp luận của lý luận hình thái kinh tế-xã hội
II. NHẬN THỨC VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ CON ĐƯỜNG ĐI LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
- Dự báo của C.Mác và V.I.Lênin về chủ nghĩa xã hội
- Chủ nghĩa xã hội theo mô hình kế hoạch hoá tập trung và vai trò lịch sử của nó
- Những biến đổi của thời đại và vấn đề quá độ lên chủ nghĩa xã hội
- Về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
CHƯƠNG IX. GIAI CẤP, DÂN TỘC, NHÂN LOẠI TRONG THỜI ĐẠI HIỆN NAY VÀ VẬN DỤNG VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Dương Văn Thịnh,
Đại học Quốc gia Hà Nội
I. GIAI CẤP VÀ ĐẤU TRANH GIAI CẤP
- Khái quát các quan điểm ngoài mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp
- Quan điểm mácxít về giai cấp và đấu tranh giai cấp
- Vấn đề giai cấp và đấu tranh giai cấp trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
II. QUAN HỆ GIAI CẤP VỚI DÂN TỘC VÀ NHÂN LOẠI TRONG THỜI ĐẠI NGÀY NAY
- Dân tộc và quan hệ giai cấp với dân tộc
- Nhân loại và quan hệ giai cấp với nhân loại
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về quan hệ giai cấp, nhân loại trong cách mạng Việt Nam
- Quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại trong cách mạng Việt Nam hiện nay
CHƯƠNG X. LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM
Phạm Văn Sinh,
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội.
I. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LÝ LUẬN VỀ NHÀ NƯỚC
- Nguồn gốc, bản chất và đặc trưng của nhà nước
- Nguồn gốc nhà nước
- Bản chất của nhà nước
- Đặc trưng của nhà nước
- Chức năng cơ bản và vai trò kinh tế của nhà nước
- Các kiểu và hình thức nhà nước trong lịch sử
II. NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN VÀ NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
- Khái niệm nhà nươc pháp quyền và lịch sử tư tưởng triết học về nhà nước pháp quyền
- Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
CHƯƠNG XI. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
PGS. TS. Vũ Tình,
Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh.
I. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC NGOÀI MÁCXÍT VỀ CON NGƯỜI
1. Quan điểm về con người trong triết học phương Đông
– Quan điểm về con người trong triết học Phật giáo.
+ Phật giáo phủ nhận vai trò của Đấng sáng tạo, phủ nhận cái Tôi của con người.
+ Trong quá trình tồn tại, con người có trần tục tính và phật tính. Bản tính con người vốn tự có cái ác và cái thiện. Cuộc đời con người do chính con người quyết định qua quá trình tạo nghiệp.
+ Con đường tu nghiệp để trở thành La Hán, Bồ tát hay Phật được coi là đạo làm người.
– Quan điểm về con người trong triết học Nho gia.
+ Con người và vạn vật được tạo nên từ sự hỗn hợp giữa Trời với Đất trong khoảng giữa âm – dương và do bẩm thụ tính Trời nên bản tính con người vốn thiện.
+ Bản chất con người bị quy định bởi Mệnh Trời “Nhân giã kỹ thiên địa chi đức, âm dương chi giao, quỷ thần chi hội, ngũ hành chi trí khí giã- Con người là cái đức của Trời Đất, sự giao hợp của âm dương, sự tụ hội của quỷ thần, cái khí tinh tú của ngũ hành”.
2. Quan điểm về con người trong triết học phương Tây
a. Thời cổ đại
– Quan điểm về con người trong triết học duy vật Hy Lạp cổ đại (Empêđôclơ, Lơxíp, Đêmôcrít v.v).
– Quan điểm về con người trong triết học duy tâm Hy Lạp cổ đại (Xôcrát và Platôn v.v).
– Quan điểm về con người trong triết học Arítxtốt.
b. Thời Trung cổ
– Quan điểm về con người của Cơ đốc giáo.
– Quan điểm về con người trong triết học Tômát Đacanh.
c. Thời Phục hưng và Cận đại
Triết học phương Tây thời nào cũng có tư tưởng duy vật gắn với thực tiễn xã hội; tuy nhiên, ở bất kỳ thời nào quan điểm duy tâm về con người vẫn là tư tưởng thống trị.
Cho đến khi “Thuyết tiến hoá của các loài” của Đácuyn ra đời, các nhà triết học duy vật mới có căn cứ khoa học để chỉ ra nguồn gốc phi thần thánh của con người “Không phải Chúa đã tạo ra con người theo hình ảnh của Chúa mà chính con người đã tạo ra Chúa theo hình ảnh của con người” (Phoiơbắc). Tuy vậy, do chịu ảnh hưởng bởi phương pháp tư duy siêu hình nên đã giải thích sai lệch về nguồn gốc và bản chất con người. Còn các nhà duy vật thế kỷ XVII-XVIII (Hốpxơ) coi con người khi sinh ra đã mang sẵn bản chất tự nhiên (tính đồng loại).
Phái nhân bản học sinh vật (Phoiơbắc, Phờrớt v.v) cho con người là một thực thể tự nhiên, sinh vật; con người sinh vật thuần tuý; con người nhân bản, tuyệt đối hoá yếu tố sinh vậtcủa con người, quy bản chất của con người vào tính tự nhiên của nó. Ở Phoiơbắc, bản chất của con người nằm ở tính tộc loại được thể hiện ra trong tình cảm, đạo đức, tôn giáo và tình yêu.
Đây là quan điểm triết học đã tuyệt đối hoá mặt tự nhiên của con người, tách con người ra khỏi các hoạt động (thực tiễn) của họ, làm hoà tan bản chất con người vào bản chất tôn giáo.
– Quan điểm về con người trong triết học Italia.
– Quan điểm về con người trong triết học Anh (Ph.Bêcơn).
– Quan điểm về con người trong triết học Hà Lan (Xpinôda)
d. Thời hiện đại
– Quan điểm về con người trong triết học phương Tây hiện đại thể hiện rõ nét qua các quan điểm của phân tâm học, chủ nghĩa nhân vị, chủ nghĩa thực dụng, chủ nghĩa phê phán, chủ nghĩa hiện sinh, chủ nghĩa cấu trúc v.v, trong đó các quan điểm về con người của chủ nghĩa hiện sinh giữ vai trò chủ yếu.
II. QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CON NGƯỜI
- Quan điểm triết học Mác – Lênin về bản chất con người
- Con người là thực thể sinh vật – xã hội
- Con người là chủ thể của lịch sử
- Bản chất con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội
- Quan điểm triết học Mác – Lênin về giải phóng con người
– Vị trí vấn đề giải phóng con người trong triết học Mác – Lênin
– Thực chất quan điểm giải phóng con người trong triết học Mác – Lênin
– Quan điểm triết học Mác về phương thức và lực lượng thực hiện việc giải phóng con người
Bất kỳ sự giải phóng nào cũng bao hàm ở chỗ là nó trả thế giới con người, những quan hệ của con người về với bản thân con người; là giải phóng người lao động thoát khỏi lao động bị tha hoá.
+ Lao động bị tha hoá là lao động làm người lao động đánh mất mình trong hoạt động người, nhưng lại tìm thấy mình trong hoạt động vật.
+ Lao động bị tha hoá là lao động làm đảo lộn các quan hệ của người lao động.
+ Lao động bị tha hoá là lao động làm người lao động bị phát triển què quặt.
III. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CON NGƯỜI TRONG SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG DO ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM LÃNH ĐẠO
1. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
– Nhu cầu khách quan của lịch sử – xã hội.
– Văn hoá và truyền thống của người Việt Nam.
– Tinh hoa văn hoá của nhân loại.
2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người
Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người là tư tưởng về cả cá nhân, cộng đồng, giai cấp, dân tộc và về cả nhân loại.
a. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động là tư tưởng về sự kết hợp giữa dân tộc với giai cấp, dân tộc với quốc tế, độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội
– Độc lập, tự do là quyền bất khả xâm phạm của tất cả các dân tộc.
– Giải phóng dân tộc trước hết phải do chính các dân tộc thực hiện.
– Giải phóng dân tộc phải gắn liền với giải phóng giai cấp, giải phóng nhân dân lao động.
b. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng là tư tưởng sự nghiệp cách mạng, thành quả cách mạng của dân, do dân và vì dân
– Độc lập, tự do gắn với xã hội của dân, vì dân.
– Quyền dân chủ của nhân dân.
– Giải phóng con người bằng cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa.
– Trách nhiệm, công việc, chính quyền, đoàn thể, quyền hành của dân.
c. Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người còn là tư tưởng về phát triển con người toàn diện
Xây dựng con người phát triển toàn diện, tức là quá trình làm phát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của con người
– Tiêu chuẩn cơ bản hàng đầu của con người toàn diện là đức và tài, trong đó đức là gốc.
– Nguyên tắc cơ bản để xây dựng con người toàn diện là tu dưỡng, rèn luyện trong hoạt động thực tiễn, thực hiện đồng bộ quá trình giáo dục và tự giáo dục
IV. VẤN ĐỀ XÂY DỰNG CON NGƯỜI VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Con người Việt Nam trong lịch sử
a. Điều kiện lịch sử hình thành con người Việt Nam
– Sự tác động của môi trường – địa lý.
– Đời sống kinh tế.
– Lịch sử giữ nước.
– Môi trường văn hoá.
b. Mặt tích cực và mặt hạn chế của con người Việt Nam
– Mặt tích cực.
+ Lòng yêu nước, ý chí tự cường dân tộc.
+ Tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân – gia đình – làng xã – tổ quốc.
+ Lòng nhân ái, khoa dung, trọng nghĩa tình, đạo lý.
+ Đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động.
+ Tinh tế trong ứng xử, giản dị trong lối sống.
– Mặt hạn chế.
+ Hạn chế của truyền thống dân chủ làng xã.
+ Tập quán sản xuất tiểu nông; Quá đề cao vai trò của kinh nghiệm.
+ Tính hai mặt của một số truyền thống.
2. Con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
a. Cách mạng Việt Nam giai đoạn hiện nay và những vấn đề đặt ra đối với con người Việt Nam
– Tình hình thế giới với cuộc cách mạng khoa học, công nghệ và quá trình toàn cầu hoá. Hoà bình, hợp tác, phát triển đang trở thành xu thế lớn của giai đoạn hiện nay.
– Tình hình trong nước với quá trình đổi mới; cơ sở vật chất, kỹ thuật của nền kinh tế được tăng cường; chính trị, xã hội ổn định cùng với các nguy cơ vẫn tồn tại và diễn biến phức tạp, đan xen, tác động lẫn nhau.
b. Xây dựng con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu của giai đoạn cách mạng hiện nay
– Hình thành và phát triển ở con người Việt Nam những đức tính cơ bản sau
+ Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
+ Có ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung. Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng; có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái. Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội. Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên môn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
– Để đạt được những đức tính cơ bản trên, người Việt Nam tập trung đầu tư phát triển vào những lĩnh vực chủ yếu sau
+ Lĩnh vực kinh tế.
+ Lĩnh vực chính trị.
+ Lĩnh vực xã hội.
+ Lĩnh vực giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ.
+ Lĩnh vực văn hoá.
4. Giáo trình tham khảo
Bộ Giáo dục và Đào tạo: Giáo trình Triết học (Dùng cho học viên cao học và nghiên cứu sinh không thuộc chuyên ngành triết học). Nxb, Lý luận Chính trị, Hà Nội, 2006.
5. Tài liệu tham khảo
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo:Triết học(Dùng cho nghiên cứu sinh và học viên cao học không thuộc chuyên ngành triết học) 3 tập. Nxb. Chính trị quốc gia Hà Nội, 1997.
2. Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn Giáo trình Quốc gia các bộ môn khoa học Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh:Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1999.
[1] Có nhà tư tưởng cho rằng thế giới do Trời hoặc do Thượng đế sinh ra; con người do Trời sinh ra và số phận của nó do Trời quy định. Những người theo thuyết Âm-Dương quan niệm rằng Trời, Đất và vạn vật do âm, dương giao cảm với nhau tạo nên. Những nhà duy vật theo thuyết Ngũ hành cho rằng vạn vật trong thế giới do Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ quan hệ với nhau theo quy luật tương sinh, tương khắc tạo nên v.v.
[2] 1561 – 1626, xem Từ điển Triết học. Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1986, tr.33.
[3] V.I.Lênin coi những bài đăng trên báo Sông Ranh đánh dấu bước chuyển từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản của C.Mác
[4] Khái niệm xã hội công dân thời đó được hiểu là những lĩnh vực lợi ích tư nhân, trước hết là những lợi ích vật chất và những quan hệ xã hội gắn liền với chúng.