21 bài tập tình huống môn Luật hành chính (có đáp án):
Câu 1. Trong những người giữ các chức vụ sau đây, người nào là công chức và giải thích: Bộ trưởng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện; Chủ tịch Hội đồng nhân dân huyện, Đại biểu Hội đồng nhân dân xã; Nhân viên Phòng Tư pháp huyện; Nhân viên tư pháp xã; thành viên Ban thanh tra nhân dân.
– Nhân viên Phòng Tư pháp huyện
– Nhân viên tư pháp xã
Câu 2. Chiến sỹ cảnh sát giao thông A đang thi hành công vụ, khi phát hiện hành vi vi phạm giao thông đã ra quyết định xử phạt người vi phạm 250.000 đồng và không lập biên bản. Hỏi: Thủ tục xử phạt đó có hợp pháp không? Tại sao?
– Hợp pháp
– Theo điểm b khoản 1 Điều 39 Luật XLVPHC 2012 quy định :
1. Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
b) Phạt tiền đến 1% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 500.000 đồng.
Câu 3. Bộ trưởng Bộ A nhận được một số đơn của công chức tố cáo Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ có hành vi sai phạm trong tuyển dụng công chức. Bộ trưởng đã chuyển đơn cho Chánh Thanh tra Bộ giải quyết. Hỏi: Chánh Thanh tra có thẩm quyền ra quyết định giải quyết vụ việc này không? Tại sao?
– Không
– Vì theo cơ cấu tổ chức, Vụ và Thanh tra Bộ có vị trí pháp lý tương đương. Do vậy,Chánh thanh tra Bộ không có thẩm quyền ra quyết định giải quyết vụ việc trên.
Câu 4. Ông V. là công chức làm việc tại Sở T., trong giờ làm việc ông sử dụng xe của cơ quan để giải quyết việc riêng, trên đường gây tai nạn do vượt quá tốc độ quy định. Hỏi: có những loại trách nhiệm pháp lý nào có thể áp dụng với ông V?
– Trách nhiệm kỷ luật: sử dụng xe cơ quan để giải quyết việc riêng.
– Trách nhiệm hành chính: điều khiển phương tiện vượt quá tốc độ gây tai nạn
Câu 5. Bộ G. ban hành quy định về hạn chế việc đăng ký xe môtô, xe gắn máy đối với người dân có hộ khẩu ở các thành phố lớn, theo đó mỗi người chỉ được đăng ký tối đa một xe môtô hoặc một xe gắn máy.
Nêu nhận xét của anh/chị về: Tính hợp pháp và tính hợp lý của văn bản đó?
– Tính hợp pháp: Văn bản này bất hợp hiến. Khoản 2, điều 32, Hiến pháp 2013 có quy định “Quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế được pháp luật bảo hộ.” Xâm phạm đến quyền được bảo hộ về tài sản của người dân
– Tính hợp lý: Giảm ùn tắc giao thông
Câu 6. Trần T có một vườn cây ở cạnh đường trục của xã. Xã có chủ trương mở rộng đường nhưng chưa thống nhất được phương án đền bù thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã đã ra quyết định cưỡng chế chặt cây giải phóng mặt bằng. T làm đơn khiếu nại gửi tới Ban Thanh tra nhân dân xã. Ban Thanh tra nhân dân xã thụ lý đơn khiếu nại của T và chuyển cho Chủ tịch xã giải quyết.
Hỏi: Cách làm của Thanh tra nhân dân có đúng pháp luật hay không? Tại sao?
Câu 7. Ngày 11/7/2014, các cơ quan chức năng phát hiện và lập biên bản về hành vi tàng trữ, lưu hành văn hóa phẩm độc hại của M. Đến ngày 25/10/2014, Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận H. ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của M, bao gồm các biện pháp sau: phạt tiền và buộc tiêu hủy toàn bộ số văn hóa phẩm độc hại đó. Đánh giá tính hợp pháp của Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận H.
– Phù hợp với quy định về thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện được quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật XLVPHC 2012:
2. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50% mức tiền phạt tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của Luật này nhưng không quá 50.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Câu 8. Ông M. có hành vi xây nhà trái phép từ năm 2013. Đến năm 2016, Ủy ban nhân dân Quận H. mới lập biên bản xử lý vụ việc, sau đó ban hành Quyết định buộc tháo dỡ phần căn nhà xây dựng trái phép của ông M. Hỏi Quyết định của Ủy ban nhân dân quận H. có hợp pháp không? Tại sao?
– Quyết định của UBND quận H hợp pháp.
– Mặc dù,theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 6 Luật XLVPHC 2012 thì thời hiệu xử phạt hành chính đối với vi phạm hành chính về xây dựng là 2 năm. Trong tình huống, hành vi xây nhà trái phép đã diễn ra từ năm 2013, đến năm 2016 đã là 3 năm, quá thời hiệu áp dụng xử phạt vi phạm hành chính.
Tuy nhiên quyết định của UBND quận H là quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả của vi phạm hành chính quy định tại khoản b Điều 28, Điều 30 Luật XLVPHC. Đối với các biện pháp khắc phục hậu quả pháp luật không quy định về thời hiệu áp dụng.
Câu 9. Anh C. đã trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức và được nhận vào tập sự tại Ủy ban nhân dân huyện N. Trong thời gian tập sự, do có hành vi vi phạm pháp luật, anh C. bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra Quyết định kỷ luật với hình thức cảnh cáo. Sau đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện N đã ra Quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với anh C.
Hỏi Quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với anh C đúng hay sai? Tại sao?
– Quyết định hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với C là đúng
– Theo khoản 1 Điều 24 Nghị định 24/2010/NĐ-CP Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý công chức:
Điều 24. Hủy bỏ quyết định tuyển dụng đối với người tập sự
1. Quyết định tuyển dụng bị hủy bỏ trong trường hợp người tập sự không hoàn thành nhiệm vụ hoặc bị xử lý kỷ luật từ khiển trách trở lên trong thời gian tập sự.
Trong tình huống, anh C bị xử phạt kỷ luật với hình thức cảnh cảo thì sẽ bị hủy bỏ quyết định tuyển dụng.
Câu 10. Để góp phần xây dựng nếp sống văn hoá mới, xã Y đã xây dựng hương ước (đã được Ủy ban nhân dân huyện phê chuẩn), trong đó có nội dung: Gia đình nào tổ chức việc cưới xin cho con cháu mà có hút thuốc lá, uống rượu thì sẽ bị phạt hành chính 500.000đ, số tiền thu được sẽ bổ sung vào quỹ chung của thôn. Quy định trên của hương ước xã Y đúng hay sai? Tại sao?
– Quy định trên là sai.
– Vì không đúng thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
Câu 11. Ông A là người nước ngoài, vi phạm hành chính nhiều lần bị cơ quan có thẩm quyền trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam. Hỏi đây là biện pháp xử phạt chính hay bổ sung? Tại sao?
– Là hình thức xử phạt chính
– Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Luật XLVPHC 2012:
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
Theo nguyên tắc áp dụng hình thử xử phạt hành chính,hình thức xử phạt bổ sung phải được áp dụng kèm theo với hình thức xử phạt chính mà không thể được áp dụng độc lập.
Nên trong trường hợp trên là hình thức xử phạt chính.
Câu 12. Em Nguyễn Văn Th. 14 tuổi 5 tháng đã nhận được quyết định áp dụng hình thức xử phạt hành chính đưa vào trung tâm giáo dục bắt buộc của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện T do trong thời gian trước em Th có hành vi trộm cắp và đánh người gây thương tích theo hồ sơ của Trưởng Công an huyện T.
Quyết định của Chủ tịch UBND huyện T có đúng hay không? Tại sao?
– Quyết định không đúng
– Không đúng thẩm quyền của Chủ tịch UBND huyện được quy định tại khoản 2 Điều 38 Luật XLVPHC 2012.
Em Th chưa đủ tuổi áp dụng biện pháp xử phạt hành chính buộc đưa vào trung tâm giáo dục.
– Thuộc thẩm quyền của Tòa án.
Câu 13. Anh Y là công chức làm việc tại cơ quan A. có hành vi vi phạm kỷ luật. Thủ trưởng cơ quan A. đã ra quyết định xử lý kỷ luật bao gồm hai hình thức: kéo dài thời hạn nâng bậc lương thêm một năm và cắt thưởng cuối năm của Y.
Hỏi Quyết định xử lý kỷ luật đó có đúng không? Tại sao
– Quyết định xử lý kỷ luật đó không đúng vì: (1) Trong các hình thức kỷ luật cán bộ, công chức không có hình thức cắt thưởng; (2) Dữ liệu đề bài đưa ra không đủ để xác định thời hạn nâng bậc lương được kéo dài bao lâu: Điều 82. Các quy định khác liên quan đến cán bộ, công chức bị kỷ luật. 1. Cán bộ, công chức bị khiển trách hoặc cảnh cáo thì thời gian nâng lương bị kéo dài 06 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực; nếu bị giáng chức, cách chức thì thời gian nâng lương bị kéo dài 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực.(Luật cán bộ công chức 2008)
Câu 14. Ông V. là công chức làm việc tại Sở T., ngoài giờ làm việc ông có lấy xe của cơ quan đi giải quyết việc riêng, trên đường đi do phóng nhanh quá tốc độ quy định nên gây tai nạn. Hỏi Sở T. có phải bồi thường cho người bị nạn hay không? Tại sao?
– Sở T không phải đứng ra bồi thường cho người bị nạn, trách nhiệm bồi thường thuộc về ông V. Vì đối với trách nhiệm vật chất, cơ quan, tổ chức chỉ bồi thường thiệt hại cho người thiệt hại khi cán bộ, công chức có hành vi vi phạm pháp luật trong khi thi hành công vụ gây thiệt hại cho người khác. Trong trường hợp này, ông V đã vi phạm pháp luật ngoài giờ làm việc của cơ quan nên phải bồi thường thiệt hại.
Câu 15. Chị A. là công chức thuộc Sở xây dựng, bị Giám đốc Sở ra Quyết định kỷ luật hạ bậc lương. Khi nhận được Quyết định kỷ luật, chị cầm Quyết định lên thẳng Phòng giám đốc để khiếu nại việc này. Giám đốc từ chối giải quyết ngay với lý do là chị làm chưa đúng thủ tục theo Luật Khiếu nại và các văn bản về kỷ luật công chức. Lý do này có đúng không? Tại sao?
– Sai. Theo Điều 20 Luật Khiếu nại 2011.
Điều 20. Thẩm quyền của Giám đốc sở và cấp tương đương
1. Giải quyết khiếu nại lần đầu đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình, của cán bộ, công chức do mình quản lý trực tiếp;…
Giám đốc phải có trách nhiệm hướng dẫn cho chị A thủ tục để khiếu nại
* Quan điểm khác:
– Sai. Theo Điều 49 Luật Khiếu nại 2011.
Điều 49. Hình thức khiếu nại
Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại và có chữ ký của người khiếu nại. Đơn khiếu nại lần đầu phải được gửi đến người đã ra quyết định kỷ luật. Đơn khiếu nại lần hai được gửi đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
Câu 16. Ủy ban nhân dân tỉnh N. đã ban hành Quyết định số 237/QD-UB ngày 27/2/1999 quy định về việc sử dụng vật liệu địa phương vào các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh. Cụ thể, trong Quyết định này bắt buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong địa bàn tỉnh chỉ được phép sử dụng vật liệu xây dựng do các đơn vị sản xuất vật liệu cấp tỉnh ở tỉnh N. sản xuất, để xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh.
Nêu nhận xét của anh/chị về tính hợp pháp của Quyết định này.
– Đây là quyết định bất hợp hiến. Điều 33 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.” Mọi người có thể mua ở bất cứ nơi nào
Câu 17. Bà X. khiếu nại UBND xã về Quyết định thu tiền thuế đất của gia đình bà (mà không thu của nhà hành xóm) đối với diện tích đất sử dụng làm ngõ đi chung của gia đình bà và hàng xóm. Chủ tịch UBND xã giữ nguyên quyết định. Bà X. khiếu nại lên Chủ tịch UBND huyện G. nhưng 1 tháng trôi qua vẫn không có trả lời. Bà quyết định khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện G. về hành vi không trả lời của Chủ tịch UBND huyện. Hỏi vụ việc trên có thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân huyện G. không? Tại sao?
– Có. Theo Điều 29 Luật Tố tụng hành chính.
Toà án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Toà án cấp huyện) giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những khiếu kiện sau đây:
1. Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan nhà nước từ cấp huyện trở xuống trên cùng phạm vi địa giới hành chính với Toà án hoặc của người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước đó;…
Câu 18. Nghị định 15 CP năm 2014 có quy định biện pháp phạt bổ sung đối với một số vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông là : tạm giữ xe đến 15 ngày. Nêu nhận xét của anh/chị về tính hợp pháp của quy định đó trong tương quan với hệ thống văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành.
– Đây là một quyết định không hợp pháp, bởi vì:
+ Nội dung của Nghị định chưa cụ thể, rõ ràng, chỉ quy định biện pháp phạt bổ sung đối với một số vi phạm mà chưa đặt ra được những QPPL hành chính mới. Chưa quy định rõ chủ thể nào được quyền xử phạt (tạm giữ xe đến hết 15 ngày); chưa ghi rõ căn cứ pháp lý và thực tế để xử phạt
+ Bên cạnh đó, đã có Nghị định 34/2010/NĐ-CP của Chính Phủ quy định về xử phạt VPHC trong lĩn vực giao thông và một số văn bản xử lý VPHC khác, do đó, Nghị định này là không cần thiết, vừa không hợp pháp, vừa không hợp lý.
Câu 19. Bà Lê Thị Q là công chức địa chính công tác tại UBND xã X. Bà Q đã có hành vi vi phạm pháp luật khi thực hiện công vụ được giao, nên cách đây 6 tháng, đã bị kỷ luật ở hình thức hạ một bậc lương. Nay bà Q lại tái phạm nên đã bị Chủ tịch UBND xã X kỷ luật ở hình thức hạ ngạch. Việc kỷ luật như trên đúng hay sai? Tại sao?
– Sai. Theo khoản 1 Điều 79 Luật cán bộ, công chức 2008 thì không có hình thức hạ ngạch.
Điều 79. Các hình thức kỷ luật đối với công chức
1. Công chức vi phạm quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu một trong những hình thức kỷ luật sau đây:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
Hơn nữa, Chủ tịch xã không có quyền hạ ngạch. Về nguyên tắc, ai có quyền nâng ngạch thì người đó mới có quyền hạ ngạch
Câu 20. Thực hiện kế hoạch thanh tra định kỳ, đoàn thanh tra tỉnh H do Chánh thanh tra tỉnh làm trưởng đoàn đã về thanh tra tại UBND huyện Y. Trong quá trình thanh tra, xét thấy Chủ tịch UBND huyện Y có nhiều hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích nhà nước, cản trở quá trình thanh tra nên đã quyết định tạm đình chỉ công tác đối với Chủ tịch UBND huyện Y. Việc ban hành quyết định trên của Trưởng đoàn thanh tra tỉnh là đúng hay sai? Tại sao?
– Không đúng.
Đoàn thanh tra chỉ là cơ quan giúp việc cho thanh tra tỉnh nên không có quyền ban hành quyết định tạm đình chỉ công tác
Câu 21. Khi xét xử hành chính, toà án có thể ban hành quyết định thay cho quyết định hành chính hay không? Tại sao?
– Tòa án không thể ban hành quyết định hành chính.
– Trên nguyên tắc,trong quá trình xét xử,Tóa án phát hiện và kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi,bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp,luật,nghị quyết của QH,pháp lệnh,nghị quyết của UBTVQH để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các cá nhân,cơ quan,tổ chức.
40 câu hỏi khác môn Luật hành chính:
- Anh Y. có hành vi vi phạm kỷ luật. Thủ trưởng cơ quan A. đã ra quyết định xử lý kỷ luật bao gồm: kéo dài thời hạn nâng bậc lương thêm một năm và cắt thưởng cuối năm của Y. Hỏi Quyết định xử lý kỷ luật đó có đúng không? Tại sao
- Trong các đối tượng sau đây, ai là công chức, tại sao: Bộ trưởng; Chủ tịch UBND huyện; Chủ tịch HDND huyện, Đại biểu HDND xã; Cán bộ Phòng tư pháp huyện; Cán bộ Tư pháp xã; Thanh tra viên nhân dân.
- Chiến sĩ cảnh sát giao thông A đang thi hành công vụ, khi phát hiện thấy một hành vi vi phạm giao thông đã ra quyết định xử phạt tiền đối với người vi phạm là 100 000 đ, nhưng không lập biên bản. Hỏi thủ tục xử phạt đó đúng hay sai? Tại sao?
- Bộ trưởng Bộ A. nhận được một số đơn của cán bộ công chức tố cáo Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ có hành vi sai phạm trong tuyển dụng công chức. Thủ trưởng cơ quan đó đă chuyển đơn cho Chánh Thanh tra cơ quan giải quyết. Hỏi Chánh thanh tra có thẩm quyền giải quyết vụ việc này không? Tại sao?
- Ông V. là công chức làm việc tại Sở T., trong giờ làm việc ông có lấy xe của cơ quan đi giải quyết việc riêng, trên đường đi do phóng nhanh quá tốc độ quy định nên gây tai nạn. Hỏi có những dạng trách nhiệm pháp lý nào có thể áp dụng với ông V.?
- Bộ G. ban hành văn bản quy định về hạn chế việc đang ký xe máy đối với người dân có hộ khẩu ở các thành phố lớn, cụ thể là mỗi người chỉ được đăng ký tối đa 1 xe máy. Quy định này đúng hay sai? Tại sao.
- UBND TP N ban hành văn bản quy định dừng đăng ký xe máy ở các quận nội thành, hỏi quyết định đó có hợp pháp, hợp lý hay không ? tại sao?
- Ông V. là công chức làm việc tại Sở T., ngoài giờ làm việc ông có lấy xe của cơ quan đi giải quyết việc riêng, trên đường đi do phóng nhanh quá tốc độ quy định nên gây tai nạn. Hỏi Sở T. có phải đứng ra bồi thường cho người bị nạn hay không? Tại sao?
- Ông J. mang quốc tịch nước ngoài, do đến Việt Nam có nhiều hành vi vi phạm hành chính nên đã bị cơ quan có thẩm quyền ra Quyết định xử lý vi phạm hành chính với nội dung là trục xuất ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Hỏi Biện pháp trục xuất trong trường hợp này là biện pháp phạt chính hay bổ sung? Vì sao?
- Cô V. có địa chỉ thường trú và làm ăn sinh sống tại Phường T. Quận B. Thành phố H. Do có hành vi vi phạm hành chính, Chủ tịch UBND Thành phố đã ban hành Quyết định đưa cô V. vào cơ sở giáo dục, mà không cần áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn trước đó. Hỏi thủ tục ra Quyết định đó đúng hay sai? Tại sao?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm S. có hành vi vi phạm về nhãn mác hàng hóa, cụ thể là đă sử dụng trái phép thương hiệu của hãng N. Sau khi xác minh, Chủ tịch UBND Thành phố H. đã ra Quyết định xử phạt hành chính với chủ cơ sở S với hình thức: tước giấy phép kinh doanh; tịch thu toàn bộ số sản phẩm vi phạm nhãn hiệu; tiêu hủy các nhãn mác giả đang tồn tại ở cơ sở S. Quyết định xử phạt đó đúng hay sai? Tại sao?
- Trần Tuyến có một vườn cây ở cạnh đường trục của xã. Xã có chủ trương mở rộng đường nhưng chưa thống nhất được phương án đền bù, thì Chủ tịch UBND xã đã ra quyết định chặt cây giải phóng mặt bằng. Tuyến làm đơn khiếu nại lên Thanh tra nhân dân xã. Thanh tra nhân dân xã tiếp nhận đơn khiếu nại của Tuyến và chuyển cho Chủ tịch xã giải quyết. Hỏi cách làm của Thanh tra nhân dân có đúng luật không? Tại sao?
- Chủ tịch UBND xã Q. ra quyết định buộc bà Mậu phải dời hàng rào vào 2m để trả lại đất cho Hợp tác xã. Bà cho rằng Quyết định đó là sai. Vậy bà phải gửi đơn khiếu nại đến đâu? Cấp nào là cấp giải quyết khiếu nại cuối cùng?
- Do không đồng ý với Quyết định xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch xã, chị N. quyết tâm lên thẳng UBND xã trình bày trực tiếp việc khiếu nại của mình. Chị được cán bộ có thẩm quyền hẹn tuần sau đến gặp. Do bận rộn vào thời điểm đó, chị N ủy quyền cho người khác đi thay chị. Hỏi các việc làm của chị N. có đúng luật không? Tại sao?
- Cán bộ Công ty Xuất nhập khẩu H. trực thuộc UBND tỉnh G. đã làm đơn tố cáo giám đốc và trực tiếp đến UB Mặt trận Tổ quốc tỉnh nộp đơn. Cán bộ tiếp dân của UB Mặt trận tổ quốc tỉnh G. không tiếp nhận đơn và nói rằng Ủy ban Mặt trân Tổ quốc tỉnh không có chức năng giải quyết khiếu nại, tố cáo. Hành vi của cán bộ tiếp dân có đúng luật không? Tại sao?
- Chị A. là công chức thuộc Sở X, bị Giám đốc Sở ra Quyết định kỷ luật hạ bậc lương. Khi nhận được Quyết định kỷ luật, chị cầm Quyết định lên thẳng Phòng giám đốc để khiếu nại việc này. Giám đốc từ chối giải quyết ngay với lý do là chị làm chưa đúng thủ tục theo Luật Khiếu nại tố cáo và các văn bản về kỷ luật công chức. Lý do này có đúng không? Tại sao?
- Ủy ban nhân dân tỉnh N. đã ban hành Quyết định số 237/QD-UB ngày 27/2/1999 quy định: buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong địa bàn tỉnh chỉ được phép sử dụng vật liệu xây dựng do các đơn vị sản xuất vật liệu ở tỉnh N sản xuất, để xây dựng các công trình trên địa bàn tỉnh. Nêu nhận xét của anh/chị về tính hợp pháp, hợp lý của Quyết định này.
- Bà X. khiếu nại UBND xã về Quyết định thu tiền thuế đất của gia đình bà (mà không thu của nhà hành xóm) đối với diện tích đất sử dụng làm ngõ đi chung của gia đình bà và hàng xóm. Chủ tịch UBND xã giữ nguyên quyết định. Bà X. khiếu nại lên Chủ tịch UBND huyện G. nhưng 1 tháng trôi qua vẫn không có trả lời. Bà quyết định khởi kiện ra Tòa án nhân dân huyện G. về hành vi không trả lời của Chủ tịch UBND huyện. Hỏi vụ việc trên có thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân huyện G. không? Tại sao?
- UBND tỉnh K. ra Quyết định thu hồi đất của ông B. để giao cho Công ty du lịch M. Trong khi ông B. đang khởi kiện Quyết định thu hồi đất này thì UBND tỉnh K. đã ban hành Quyết định 11 ngày 1/1/2006 cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Công ty M. Ông B. không nhận được Quyết định 11 nói trên mà chỉ được biết khi Tòa án huyện thông báo cho ông trong quá trình giải quyết vụ án hành chính mà ông đã khởi kiện, vào ngày 15/3/2007. Và hai ngày sau,(ngày 17/3/2007), ông B. khiếu nại, rồi sau đó khởi kiện Quyết định 11. Hỏi việc khiếu nại và khởi kiện của ông B. có quá thời hiệu không? Vì sao?
- Ngày 13/3/1998, UBND tỉnh N. ra Chỉ thị số 05 về việc bảo hiểm bắt buộc đối với chủ xe cơ giới, trong đó có quy định tất cả các xe cơ giới hoạt động trên địa bàn tỉnh N. phải thực hiện các loại hình bảo hiểm về xe cơ giới tại Bảo Việt tỉnh N. Nhận xét về tính hợp pháp của văn bản này.
- Nghị định 15 CP có quy định biện pháp phạt bổ sung đối với một số vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông là : tạm giữ xe đến 15 ngày. Nêu nhận xét của anh/chị về tính hợp pháp của quy định đó trong tương quan với hệ thống văn bản pháp luật về xử lý vi phạm hành chính hiện hành.
- Ngày 11/7/2007 Cơ quan quản lý thị trường phát hiện và lập biên bản về hành vi vận chuyển lâm sản, thú quý thuộc danh mục hàng cấm của N. Đến ngày 15/10/2007 Chủ tịch UBND tỉnh K. ban hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của N., bao gồm biện pháp phạt tiền và tịch thu số tang vật vi phạm. Đánh gía tính hợp pháp của Quyết định xử lý vi phạm hành chính nói trên.
- Ngày 11/7/2007, các cơ quan chức năng phát hiện và lập biên bản về hành vi tàng trữ, lưu hành văn hóa phẩm độc hại của M. Đến ngày 25/10/2007, Chủ tịch UBND Quận H. ban hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của M., bao gồm các biện pháp xử lý sau : phạt tiền và buộc tiêu hủy toàn bộ số văn hóa phẩm độc hại đó. Đánh giá tính hợp pháp của Quyết định của Chủ tịch UBND Quận H.
- Anh T. là công chức làm việc tại UBND Quận C. Anh bị Chủ tịch UBND Quận xử lý kỷ luật với hình thức hạ ngạch. Không đồng ý với quyết định này, anh khiếu nại lên chủ tịch Quận sau đó làm đơn khởi kiện ra Tòa án nhân dân Quận C. Hỏi Tòa án nhân dân quận C. có thụ lý giải quyết vụ việc này không ? Tại sao ?
- Ngày 11/7/2007 Cơ quan quản lý thị trường phát hiện và lập biên bản về hành vi vận chuyển lâm sản, thú quý thuộc danh mục hàng cấm của N. Đến ngày 5/10/2007 Chủ tịch UBND tỉnh K. ban hành Quyết định xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm của N., bao gồm biện pháp phạt tiền và tịch thu số tang vật vi phạm. Đánh gía tính hợp pháp của Quyết định xử lý vi phạm hành chính nói trên.Đánh giá tính hợp pháp của Quyết định nói trên
- Anh Q. đến Phòng Công chứng số 5 Thành phố H. để yêu cầu chứng nhận lại phần di sản anh được thừa kế theo di chúc (đã được công chứng) của bố anh để lại. Công chứng viên đã từ chối công chứng với lý do là tài sản thừa kế đang có tranh chấp. Anh Q. không đồng ý với việc làm của công chứng viên và muốn khởi kiện ra Tòa hành chính. Hỏi Tòa có thụ lý vụ việc trên không ? Nếu có, với những điều kiện nào ?
- Xét xử một vụ kiện hành chính liên quan đến Quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế, Tòa án nhân dân thành phố H. đã tuyên hủy Quyết định xử phạt trái pháp luật ; yêu cầu bồi thường thiệt hại cho chị M. – người đi kiện và ấn định cho cơ quan thuế phải xử phạt theo mức mới, phù hợp với pháp luật hiện hành.Hỏi các nội dung của Bản án hành chính đó có đúng luật không, tại sao ?
- Ngày 01/3/2007, Chủ tịch UBND huyện A. ban hành Quyết định thu hồi đất của gia đình bà N. Cho rằng Quyết định trên không đúng luật, bà N. quyết tâm đi khiếu kiện. Hỏi : bà N ; phải khiếu nại lên ai ? Trong thời hạn nào ? Bà có thể khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa với yêu cầu đề nghị xem xét tính hợp pháp của Quyết định thu hồi đất nói trên không ? Vì sao
- Anh A. là công chức làm việc tại UBND quận X. Do vi phạm pháp luật, anh A. bị xử lý kỷ luật với hình thức hạ ngạch. Hỏi khi anh A. khởi kiện quyết định kỷ luật đó ra Tòa, Tòa án có thụ lý giải quyết yêu cầu khởi kiện của anh A. không? Tại sao?
- Chị M. là cán bộ tư pháp xã H. Trong đợt bầu cử thành viên của Ban thanh tra nhân dân xã H., chị đã được tín nhiệm bầu làm thanh tra viên nhân dân. Nhận xét về tính hợp pháp của sự việc này.
- Ông M. có hành vi xây nhà trái phép từ năm 2004. Đến năm 2008, UBND Quận H. mới lập biên bản xử lý vụ việc, sau đó ban hành Quyết định buộc tháo dỡ phần căn nhà xây dựng trái phép của ông M. Hỏi Quyết định của UBND quận H. có hợp pháp không? Tại sao?
- Trong khi xử lý một vi phạm giao thông, chiến sĩ công an A. đã ra quyết định phạt tiền anh B., người vi phạm (với mức phạt 100 000 đ), đồng thời buộc anh B. phải bồi thường cho chị K. – người bị tai nạn do lỗi của anh B., là 500 000 đ.Đánh giá về tính hợp pháp của Quyết định xử lý vi phạm hành chính đó.
- Anh A. là công chức làm việc tại UBND quận X. Do vi phạm pháp luật, anh A. bị xử lý kỷ luật với hình thức hạ ngạch. Hỏi khi anh A. khởi kiện quyết định kỷ luật đó ra Tòa, Tòa án có thụ lý giải quyết yêu cầu khởi kiện của anh A. không? Tại sao?
- Anh C. đã trúng tuyển kỳ thi tuyển công chức và được nhận vào tập sự tại UBND huyện N. Trong thời giân tập sự, do có hành vi vi phạm pháp luật, anh C. bị UBND huyện ra Quyết định buộc thôi việc. Hỏi Quyết định đó đúng hay sai? Tại sao?
- Hồi 14h ngày 23/11/2014, Q. cùng một lúc đã có hai hành vi vi phạm luật giao thông. Với hành vi thứ nhất, mức phạt trung bình là 150. 000 đ; với hành vi thứ hai, mức phạt trung bình là 200. 000 đ. Hỏi mức phạt chung cho Q. là bao nhiêu?
- Ông M. có hành vi xây nhà trái phép từ năm 2012. Đến năm 2014, UBND Quận H. mới lập biên bản xử lý vụ việc, sau đó ban hành Quyết định buộc tháo dỡ phần căn nhà xây dựng trái phép của ông M. Hỏi Quyết định của UBND quận H. có hợp pháp không? Tại sao?
- Do ông G. công an viên xã T. có hành vi vi phạm pháp luật, Chủ tịch UBND xã T. đã ra quyết định chuyển ông sang làm thanh tra viên nhân dân, sau đó ra quyết định sa thải ông. Đánh giá về tính hợp pháp của các Quyết định của Chủ tịch UBND xã T.
- Sau khi nhận được Quyết định thu hồi đất của UBND huyện X., ông K. đă làm đơn kiện đến Tòa án nhân dân tỉnh T. Hỏi hành vi của ông đúng hay sai, tại sao? Nêu cách giải quyết trong trường hợp này.
- UBND xã N ra thông báo xử phạt vi phạm hành chính đối với công dân A 200.000 đ, hỏi thông báo đó có là quyết định hành chính hay không?
- Nguyễn Văn A là giảng viên Trường đại học X. di vi phạm kỷ luật bị Hiệu trưởng trường ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc. Không đồng ý với quyết định của Hiệu trưởng, A là đơn gửi tới TAND Quận X (trường đại học nằm trên địa phận Quận X), nhưng tòa án Quận X từ chối nhận đơn khiếu kiện). Hỏi việc từ chối nhận đơn khiếu kiện của A đúng hay sai?