Trên thế giới đã từng xuất hiện rất nhiều nền văn minh khác nhau, mỗi nền văn minh lại có những thành tựu và đặc trưng riêng làm cho nó càng trở lên quan trọng trong sự phát triển của loài người.
Cái nền văn minh có những sự khác nhau đó co thể do các yếu tố về vị trí địa lý hay tự nhiên quy định, tuy nhiên sự phân chia cơ bản nhất là các nền văn minh phương đông và văn minh phương Tây.
Sự giống và khác nhau giữa các nền văn minh cổ đại phương Đông và các nền văn minh cổ đại phương Đông là minh chứng cho sự ảnh hưởng của tự nhiên tới việc hình thành cũng như tồn tại và phát triển của các nền văn minh nổi tiếng trên thế giới.
Những điểm giống nhau và khác về cơ sở hình thành các nền văn minh cổ đại phương Đông và phương Tây.
I. Về điều kiện tự nhiên
Ở phương đông, các nền văn minh được hình thành vào khoảng cuối thiên nhiên kỷ thứ IV – đầu thiên nhiên kỷ thứ V TCN tại lưu vực các con sông lớn như cái nôi của nền văn minh ở Trung Hoa cổ đại hình thành trên lưu vực sông Trường Giang, Hoàng Hà; Ai Cập có sông Nile, Ấn Độ có sông Hằng,…
Tại đây là nơi có những điều kiện như phù xa màu mỡ thuận lợi cho phát triển cây lương thực. Địa hình khép kín, Khoáng sản ít.Chế tạo và sử dụng CCLĐ bằng đồng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa phù hợp cho việc canh tác và sản xuất nông nghiệp, các loại cây gia vị quy giá.
Văn minh phương Tây hình thành vào đầu thiên nhiên kỷ I TCN Ven biển địa trung hải. Địa hình mở, có nghĩa là có thể giao lưu xung quanh rất thuận lợi bằng đường biển.
Đất đai cằn cỗi không thuận lợi cho trồng cây lương thực như ở phương đông Khoáng sản phong phú, biết chế tạo và sử dụng công cụ là động bằng sắt. Khí hậu ôn đời gió mùa Địa Trung Hải không thuận lợi cho canh tác nông nghiệp bằng phương Đông.
II. Về kinh tế:
1. Ở phương Đông
- Kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp.
- Nông nghiệp là chủ đạo, sản xuất lương thực thực phẩm,..
- Chế độ tư hữu ruộng đất kém phát triển.
Lực lượng lao động sản xuất: Nông dân, công xã
- Phân công lao động xã hội chưa rõ ràng.
- Sản phẩm phục vụ nhu cầu nội bộ.
2. Ở phương Tây:
- Kinh tế hàng hóa tiền tệ cổ điển.
- Thủ CN, thương nghiệp.
- Chế độ tư hữu ruộng đất phát triển mạnh.
Lực lượng lao động sản xuất: Nô lệ.
- Phân công lao động xã hội: khá rõ rệt.
- Sản phẩm được coi là hàng hóa.
III. Về trồng chọt, chăn nuôi
1. Ở phương Đông gồm:
Cây lương thực (lúa…)
Quy mô:
- Manh mún, nhỏ lẻ, mỗi năm một vụ.
- Chăn nuôi quy mô nhỏ: Cá thể có chuồng trại, chưa tách khỏi trồng trọt.
- Sản phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
2. Ở phương Tây gồm:
- Cây c. nghiệp (nho, ô liu) v Quy mô: đại điền trang. Có thể canh tác quanh năm.
- Chăn nuôi quy mô lớn: bầy đàn không chuồng trại, tách rời với trồng trọt.
- Sản phẩm là hàng hóa để trao đổi lấy hàng hóa. Là nguồn nguyên liệu cho một số ngành thủ công nghiệp.
IV. Về thủ công nghiệp
1. Ở phương Đông:
- Phát triển cục bộ.
- Quy mô nhỏ trong các gia đình.
- Ngành nghề phong phú.
- Chưa có quá trình chuyên môn hóa.
- Lượng sản phẩm ít, chủ yếu phục vụ nhu cầu nội bộ trong công xã.
2. Ở phương Tây:
- Là ngành chủ đạo.
- Quy mô lớn, sự dụng lao động nô lệ rộng rãi.
- Ngành nghề phong phú.
- Chuyên môn hóa ở một số ngành.
- Lương sản phẩm nhiều đem trao đổi hàng hóa khác.
V. Về thương nghiệp
1. Ở phương Đông:
- Kém phát triển.
- Chưa xuất hiện tiền tệ. Phương thức hàng đổi hàng.
- Không mang tính quốc tế, hàng hóa trao đổi ít.
- Loại hình chợ phiên.
2. Ở phương Tây:
- Là ngành chủ đạo, đặc biệt là mậu dịch hàng hải.
- Đồng tiền x. hiện sớm. Phương thức phong phú.
- Mang tính quốc tế, hàng hóa phong phú (nô lệ).
- Xuất hiện những ngân hàng cổ điển.
Kết luận
Như vậy giữa các nền văn minh ở Phương Đông va Phương Tây có sự khác nhau, sự khác nhau đó xuất phát từ chính những khác biệt về điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý, khí hậu.
Chính môi trường khác nhau sẽ làm cho con người phải biến đổi nó, chinh phục nó để tồn tại trên thế giới này.
Hành trình đi chinh phục tự nhiên cũng là cái lúc mà các thành quả của nền văn minh xuất hiện, đánh dấu sự lớn mạnh của các quốc gia thời cổ đại./.