• Trang chủ
  • Bài viết
  • Liên hệ

HÀNH CHÍNH HỌC - LUẬT - KINH TẾ

Trang chủ / Bài viết / Những yếu tố chứng tỏ Ấn Độ có nền văn hóa phát triển

Những yếu tố chứng tỏ Ấn Độ có nền văn hóa phát triển

09/11/2022 bởi Lê Minh Thành

1. Chữ viết, văn học

Thời đại Harappa-Môhenjô Đarô, ở miền Bắc Ấn đã xuất hiện một loại chữ cổ mà ngày nay người ta còn lưu giữ được khoảng 3000 con dấu có khắc những kí hiệu đồ hoạ. Thế kỉ VII TCN, ở đây đã xuất hiện chữ Brami, ngày nay còn khoảng 30 bảng đá có khắc loại chữ này. Trên cơ sở chữ Brami, thế kỉ V TCN ở Ấn Độ lại xuất hiện chữ Sanscrit, đây là cơ sở của nhiều loại chữ viết ở Ấn Độ và Đông Nam Á sau này. Hai tác phẩm văn học nổi bật thời cổ đại là Mahabharata và Ramayana. Mahabharata là bản trường ca gồm 220 000 câu thơ. Bản trường ca này nói về một cuộc chiến tranh giữa các con cháu Bharata. Bản trường ca này có thể coi là một bộ “bách khoa toàn thư” phản ánh mọi mặt về đời sống xã hội Ấn Độ thời đó. Ramayana là một bộ sử thi dài 48 000 câu thơ, mô tả một cuộc tình giữa chàng hoàng tử Rama và công chúa Sita. Thiên tình sử này ảnh hưởng tới văn học dân gian một số nước Đông Nam Á. Riêmkê ở Campuchia, Riêmkhiêm ở Thái Lan chắc chắn có ảnh hưởng từ Ramayana. Thời cổ đại ở Ấn Độ còn có tâp ngụ ngôn Năm phương pháp chứa đựng rất nhiều tư tưởng được gặp lại trong ngụ ngôn của một số dân tộc Á-Âu.

2.  Nghệ thuật

3.  Khoa học tự nhiên

4. Tử tưởng tôn giáo:

Ấn Độ là nơi sản sinh ra nhiều tôn giáo như đạo Balamôn, đạo Phật, đạo, Jain và đạo Xích.

Đạo Balamôn không có người sáng lập, không có giáo chủ. Đạo Balamôn thờ thần Brama(thần Sáng tạo), Visnu(thần Bảo vệ), Siva(thần Huỷ diệt, có huỷ diệt cái cũ thì mới có thể sáng tạo cái mới)…Về mặt xã hội, đạo Balamôn là công cụ để bảo vệ chế độ đẳng cấp. Giáo lí quan trọng nhất của đạo Balamôn là thuyết luân hồi mà sau này nhiều tôn giáo khác chịu ảnh hưởng. Trong quá trình phát triển, đạo Balamôn có thể chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn Vêđa ( thế kỉ XV TCN – thế kỉ V TCN ), giai đoạn Balamôn ( thế kỉ V TCN – đầu CN ), giai đoạn Hinđu (đầu CN – nay)

Đạo Phật ra đời vào khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN do thái tử Xitđacta Gôtama, hiệu là Sakya Muni (Thích Ca Mâu Ni) khởi xướng. Các tín đồ Phật giáo lấy năm 544 TCN là năm thứ nhất theo Lịch Phật, họ cho là đây là năm Đức Phật nhập niết bàn. (Vì vậy, những người châu Á theo đạo Phật trước kia vẫn để ý đến ngày qua đời hơn ngày ra đời, khác hẳn những người theo đạo Thiên chúa). Giáo lí cơ bản của đạo Phật là Tứ diệu đế (bốn điền suy xét kì diệu):

  • Khổ đế (suy xét về sự khổ cực, luân hồi, nghiệp báo)
  • Nhân đế-Tập đế (nguyên nhân của sự khổ là dục-lòng ham muốn)
  • Diệt đế (con đường tiết dục, diệt dục để trừ nghiệp báo)
  • Đạo đế (con đường để giải thoát khỏi sự luân hồi, nghiệp báo)

Đạo Jain-Kỳ Na cũng xuất hiện vào khoảng thế kỉ VI TCN. Đạo này chủ trương bất sát sinh một cách cực đoan và nhấn mạnh sự tu hành khổ hạnh.

Đạo Sikh- Xích xuất hiện ở Ấn Độ vào khoảng thế kỉ XV. Giáo lí của đạo Xích có sự kết hợp giáo lí của đạo Hinđu và giáo lí của đạo Islam. Tín đồ đạo Xích tập trung rất đông ở bang Punjap và ngôi đền thiêng liêng của họ là ngôi đền Vàng ở Punjap./.

5/5 - (1 bình chọn)

Danh mục: Bài viết

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Primary Sidebar

Bài viết mới

  • Bàn về tổ chức biên chế thanh tra cấp huyện
  • Những điểm mới của Luật Phòng, chống tham nhũng 2018
  • Chính sách công ở Việt Nam: Lý luận và thực tiễn
  • Công bố Quyết định thanh tra tại Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch
  • Thanh tra bộ tư pháp

Footer

Thanh Tra – Website Cơ sở dữ liệu khoa học Hành chính – Luật – Kinh tế

Thông tin liên hệ

Email: banquantri@thanhtra.edu.vn

Điện thoại: 0946.357.468 – 0988.777.888

Vui lòng trích dẫn nguồn địa chỉ truy cập khi đăng tin lại từ trang này hoặc nội dung bản quyền

Menu nhanh

  • Trang chủ
  • Bài viết
  • Liên hệ

Copyright © 2023 - Thiết kế bởi Lê Minh Thành