Câu 1: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn, nó có các nguồn gốc:
a) Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.
b) Nguồn gốc nhận thức, nguồn gốc xã hội và nguồn gốc giai cấp.
c) Nguồn gốc tự nhiên, nguồn gốc xã hội và nguồn gốc tư duy.
Câu 3: Triết học đóng vai trò là:
a) Toàn bộ thế giới quan
b) Toàn bộ thế giới quan, nhân sinh quan và phương pháp luận
c) Hạt nhân lý luận của thế giới quan
Câu 4: Vấn đề cơ bản của triết học là:
a) Quan hệ giữa tư duy với tồn tại và khả năng nhận thức của con người
b) Quan hệ giữa vật chất với ý thức, tinh thần với tự nhiên và con người có khả năng nhận thức được thế giới không?
c) Quan hệ giữa vật chất với ý thức; tinh thần với tự nhiên; tư duy với tồn tại và con người có khả năng nhận thức được thế giới không?
Câu 7: Vật chất và ý thức tồn tại độc lập, chúng không nằm trong quan hệ sản sinh, cũng không nằm trong quan hệ quyết định nhau, đây là quan điểm:
a) Duy vật
b)Duy tâm
c) Nhị nguyên
Câu 8: Chủ nghĩa duy vật chất phác trong khi thừa nhận tính thứ nhất của vật chất đã:
a) Đồng nhất vật chất với nguyên tử và khối lượng
b) Đồng nhất vật chất với một hoặc một số sự vật cụ thể, cảm tính
c) Đồng nhất vật chất với vật thể
Câu 9: Khi cho rằng:” tồn tại là được tri giác”, đây là quan điểm:
a) Duy tâm chủ quan
b) Duy tâm khách quan
c) Nhị nguyên
Câu 10: Khi thừa nhận trong những trường hợp cần thiết thì bên cạnh cái “ hoặc là…hoặc là…” còn có cả cái “ vừa là.. vừa là…” nữa; thừa nhận một chỉnh thể trong lúc vừa là nó vừa không phải là nó; thừa nhận cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau vừa gắn bó với nhau, đây là:
a) Phương pháp siêu hình
b) Phương pháp biện chứng
c) Thuyết không thể biết
Câu 11: Hệ thống triết học không chính thống ở An Độ cổ đại bao gồm 3 trường phái:
a) Sàmkhya, Đạo Jaina, Đạo Phật
b) Lokàyata, Đạo Jaina, Đạo Phật
c) Vêdànta, Đạo Jaina, Đạo Phật
Câu 14: Thế giới được tạo ra bởi bốn yếu tố vật chất là đất, nước, lửa và không khí; đây là quan điểm của trường phái:
a) Lokàyata
b) Nyaya
c) Sàmkhya
Câu 18: Ông cho rằng bản tính con người không thiện cũng không ác, thiện hay ác là do hình thành về sau. Ông là ai?
a) Khổng Tử
b) Mạnh Tử
c) Cao Tử
Câu 19: Ông cho rằng bản tính con người thiện, ác lẫn lộn. Ông là ai?
a) Mạnh Tử
b) Cao Tử
c) Dương Hùng
Câu 20: Ai là người đưa ra quan điểm: “ Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (dân là trọng hơn cả, xã tắc đứng sau, vua còn nhẹ hơn)?
a) Khổng Tử
b) Tuân Tử
c) Mạnh Tử
Câu 21: Tác giả của câu nói nổi tiếng: “ Lưới trời lồng lộng, thưa mà khó lọt “. Ông là ai?
a) Hàn Phi Tử
b) Trang Tử
c) Lão Tử
Câu 22: Ông cho rằng sự giàu nghèo, sống chết, hoạ phúc, thành bại không phải do số mệnh quy định mà là do hành vi con người gây nên. Ông là ai?
a) Khổng Tử
b) Hàn Phi Tử
c) Mặc Tử
Câu 24: Ông cho rằng trong tự nhiên không có ý chí tối cao, ý muốn chủ quan của con người không thể nào thay đổi được quy luật khách quan,vận mệnh của con người là do tự con người tự quyết định lấy. Ông là ai?
a) Trang Tử
b) Hàn Phi Tử
c) Mặc Tử
Câu 26: Ông cho rằng vũ trụ không phải do Chúa trời hay một lực lượng siêu nhiên thần bí nào tạo ra. Nó “ mãi mãi đã, đang và sẽ là ngọn lửa vĩnh viễn đang không ngừng bùng cháy và tàn lụi”. Ông là ai?
a) Đêmôcrít
b) Platôn
c) Hêracơlít
Câu 27: Luận điểm bất hủ:” Chúng ta không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông “ là của ai?
a) Aritxtốt
b) Đêmôcrít
c) Hêracơlít
Câu 28: Ông cho rằng linh hồn luôn luôn vận động sinh ra nhiệt làm cho cơ thể hưng phấn và vận động, nơi cư trú của linh hồn là trái tim. Ông là ai?
a) Aritxtốt
b) Đêmôcrít
c) Platôn
Câu 29: Ông cho rằng thế giới ý niệm có trước thế giới các sự vật cảm biết, sinh ra thgiới cảm biết. Ông là ai?
a) Đêmôcrít
b) Hêracơlít
c) Platôn
Câu 30: Người đề xuất phương pháp nhận thức mới phương pháp quy nạp khoa học.Ông là ai?
a) Rơnê Đêcáctơ
b) Tômat Hốpxơ
c) Phranxi Bêcơn
Câu 31: Tác giả của câu nói nổi tiếng: ”Tôi tư duy, vậy tôi tồn tại”. Ôâng là ai?
a) Phranxi Bêcơn
b) Rơnê Đêcáctơ
c) Tômat Hốpxơ
Câu 35: Người đề ra thuyết mặt trời là trung tâm đã đánh đổ thuyết trái đất là trung tâm của Ptôlêmê. Ông là ai?
a) Bru nô
b) Côpécních
c) Galilê
Câu 38: Ông nói rằng: “ Bản tính con người là tình yêu”. Ông là ai?
a) I.Cantơ
b) L. Phoiơbắc
c) Hêghen
Câu 39: Triết học Mác ra đời một phần là kết quả kế thừa trực tiếp:
a) Thế giới quan duy vật của Hêghen và phép biện chứng của Phoiơbắc
b) Thế giới quan duy vật của Phoiơbắc và phép biện chứng của Hêghen
c) Thế giới quan duy vật và phép biện chứng của cả Hêghen và Phoiơbắc
Câu 40: Lênin đã định nghĩa vật chất như sau :
a) “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tồn tại khách quan….”
b) “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan…”
c) “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tất cả ~ gì tồn tại bên ngoài, độc lập với YT”
Câu 43: Khi ta sống thì ý thức tồn tại , còn khi ta chết thì:
a) Ý thức mất đi
b) Ý thức vẫn tồn tại
c) Về cơ bản ý thức mất đi nhưng còn một bộ phận của ý thức được “vật chất hoá “ thành âm thanh, ngôn ngữ, hình ảnh…và nó vẫn tồn tại
Câu 44: Trong các yếu tố cấu thành của ý thức như tri thức, tình cảm, niềm tin, lý trí, ý chí…yếu tố quan trọng nhất có tác dụng chi phối các yếu tố khác là :
a) Ý chí
b) Niềm tin
c) Tri thức
Câu 45: Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin, bản chất của ý thức là:
a) Hình ảnh về thế giới khách quan
b) Hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan
c) Hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan là sự phản ánh tự giác, sáng tạo về tg khách quan
Câu 46: Theo quan điểm của triết học Mác – Lênin: Các sự vật, các hiện tượng và các quá trình khác nhau của thế giới có mối liên hệ qua lại, tác động, ảnh hưởng lẫn nhau hay chúng tồn tại biệt lập, tách rời nhau?
a) Các sự vật , hiện tượng tồn tại biệt lập , tách rời nhau, cái này tồn tại cạnh cái kia. Chúng không có sự phụ thuộc, không có sự ràng buộc và quy định lẫn nhau.
b) Các sự vật,hiện tượng vừa tồn tại độc lập,vừa quy định, tác động qua lại chuyển hoá lẫn nhau
c) Các sự vật , hiện tượng vừa quy định vừa tác động qua lại chuyển hóa lẫn nhau
Câu 47: Theo qđiểm của triết học Mác_ Lênin thì cơ sở quy định mối liên hệ của các sv,htượg:
a) Do một lực lượng siêu nhiên nào đó
b) Do ý thức, cảm giác của con người
c) Tính thống nhất vật chất của thế giới
Câu 50: Quan điểm duy vật biện chứng cho rằng:
a) Cái riêng chỉ tồn tại tạm thời, thoáng qua, không phải cái tồn tại vĩnh viễn. Chỉ có cái chung mới tồn tại vĩnh viễn, thật sự độc lập với ý thức con người
b) Chỉ có cái riêng mới tồn tại thực sự, còn cái chung là những tên gọi trống rỗng do tư tưởng con người bịa đặt ra , không phản ánh cái gì trong hiện thực cả
c) Cái riêng, cái chung và cái đơn nhất đều tồn tại khách quan, giữa chúng có mối liên hệ hữu cơ với nhau.
Câu 51: Theo quan điểm của triết học Mác_ Lênin, nguyên nhân là:
a) Sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong cùng một sự vật
b) Sự tác động lẫn nhau giữa các sự vật
c) Sự tác động lẫn nhau giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa các sự vật với nhau, gây ra một biến đổi nhất định nào đó
Câu 52: Triết học Mác – Lênin cho rằng :
a) Tất nhiên và ngẫu nhiên không có tính quy luật.
b) Chỉ có tất nhiên có tính quy luật còn ngẫu nhiên không có tính quy luật.
c) Cả tất nhiên và ngẫu nhiên đều có tính quy luật
Câu 54: Bản chất và hiện tượng có thể chuyển hoá lẫn nhau khi thay đổi mối quan hệ?
a) Có
b) Không
Câu 55: Khái niệm hiện thực dùng để chỉ:
a) Các sự vật, hiện tượng vật chất tồn tại độc lập với ý thức con người
b) Các sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại một cách khách quan trong thực tế và cả những gì đang tồn tại một cách chủ quan trong ý thức con người
c) Hiện thực khách quan
Câu 56: Khả năng là cái “ hiện chưa có” nhưng sẽ có, sẽ tới khi có điều kiện tương ứng.Vậy khả năng là cái :
a) Không tồn tại
b) Đã tồn tại
c) Các sự vật được nói trong khả năng chưa tồn tại, nhưng bản thân khả năng để xuất hiện sự vật đó thì tồn tại
Câu 57: Khả năng được hình thành do:
a) Quy luật vận động nội tại của sự vật
b) Các tương tác ngẫu nhiên
c) Cả hai trường hợp trên
Câu 58: Quy luật là :
a) Bản thân các sự vật, hiện tượng
b) Các thuộc tính của sự vật , hiện tượng
c) Mối liên hệ giữa các sự vật hay giữa các thuộc tính của sự vật biểu hiện trong sự vận động của nó.
Câu 59: Quy luật đóng vai trò là hạt nhân (cốt lõi) của phép biện chứng duy vật là:
a) Quy luật chuyển hoá từ những thay đổi về lượng thành những thay đổi về chất và ngược lại
b) Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
c) Quy luật phủ định của phủ định
Câu 60: Chất của sự vật là:
a) Bất kỳ thuộc tính nào của sv
b)Thuộc tính cơ bản của sv
c)Tổng hợp các thuộc tính cơ bản của sự vật
Câu 61: Quan niệm nào sau đây về độ là quan niệm đúng:
a) Độ là mối liên hệ giữa chất và lượng của sự vật
b) Độ là sự thống nhất giữa chất và lượng của sự vật
c) Độ là giới hạn thống nhất giữa chất và lượng của sự vật, là giới hạn trong đó sự thay đổi về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật ấy
Câu 62: Mặt đối lập biện chứng là :
a) Các mặt có đặc điểm, thuộc tính, có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau
b) Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau
c) Các mặt cùng tồn tại trong một sự vật, chúng có mối liên hệ hữu cơ,ràng buộc , làm tiền đề tồn tại cho nhau nhưng lại phát triển theo chiều hướng trái ngược nhau
Câu 63: Mâu thuẫn nào trong số các mâu thuẫn sau đây là mâu thuẫn cơ bản :
a) Mâu thuẫn quy định bản chất của sự vật , tồn tại từ đầu đến cuối trong suốt quá trình tồn tại, phát triển của sự vật. Khi mâu thuẫn này được giải quyết thì làm thay đổi căn bản chất của sự vật
b) Mâu thuẫn chỉ đặc trưng cho một phương diện nào đó của sự vật
c) Mâu thuẫn nổi lên hàng đầu và chi phối các mâu thuẫn khác trong giai đoạn phát triển nhất định của sự vật
Câu 64: Phủ định biện chứng là :
a) Sự thay thế sự vật này bằng sự vật khác trong quá trình vận động và phát triển
b) Sự phủ định có tính khách quan và tính kế thừa
c) Sự phủ định có sự tác động của sự vật khác
Câu 65: Thực tiễn là :
a) Toàn bộ những hoạt động của con người
b) Toàn bộ những hoạt động vật chất có tính xh và lịch sử nhằm cải tạo hiện thực khách quan
c) Toàn bộ hoạt động vật chất và hoạt động tinh thần của con người
Câu 67: Nhận thức lý tính bao gồm các hình thức:
a) Cảm giác, tri giác, phán đoán
b) Khái niệm, phán đoán, suy lý
c) Tri giác, phán đoán, suy lý
Câu 68: Chân lý bao gồm các tính chất:
a) Tính khách quan và tính cụ thể
b) Tính tuyệt đối và tính tương đối
c) Cả hai điều trên
Câu 69: Tư liệu sản xuất bao gồm:
a) Con người và công cụ lao động
b) Đối tượng lao động và tư liệu lao động
c) Con người lao động, công cụ lao động và đối tượng lao động
Câu 70: Sản xuất vật chất là gì:
a) Sx xã hội, sản xuất tinh thần
b) Sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần
c) Sx của cải vật chất
Câu 71: Trong 4 đặc trưng của giai cấp thì đặc trưng nào là đặc trưng bao trùm và chi phối các đặc trưng khác?
a) Khác nhau về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất của xã hội
b) Khác nhau về vai trò trong tổ chức quản lý sản xuất và quy mô thu nhập
c) Tập đoàn này có thể tước đoạt lao động của tập đoàn khác
Câu 72: Cách hiểu nào sau đây về đấu tranh giai cấp là đúng :
a) Xung đột cá nhân
b) Xung đột của các nhóm nhỏ
c) Đấu tranh trên quy mô toàn xã hội
Câu 73: Kiến trúc thượng tầng của xã hội bao gồm:
a) Toàn bộ quan hệ sản xuất của xã hội
b) Toàn bộ những tư tưởng xã hội các thiết chế xã hội tương ứng
c) Toàn bộ những quan điểm chính trị , pháp quyền , …và những thiết chế xã hội tương ứng như : nhà nước, giáo hội …. được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định
Câu 74: Trong ba chức năng cơ bản của nhà nước dưới đây, chức năng nào là cơ bản nhất?
a) Chức năng thống trị chính trị của giai cấp
b) Chức năng xã hội
c) Chức năng đối nội và chức năng đối ngoại
Câu 75: Trong các hthức nhà nước dưới đây, hthức nào thuộc về kiểu nhà nước phong kiến?
a) Quân chủ lập hiến, cộng hòa đại nghị
b) Quân chủ phân quyền,quân chủ tập quyền
c) Chính thể quân chủ, chính thể cộng hoà
Câu 76: Nguyên nhân sâu xa nhất của cách mạng xã hội là :
a) Nguyên nhân chính trị
b) Nguyên nhân kinh tế
c) Nguyên nhân tư tưởng
Câu 77: Điều kiện khách quan của cách mạng xã hội là:
a) PP cách mạng
b)Tình thế cách mạg
c) Thời cơ cách mạg
d) Cả b và c đều đúng
Câu 78: Yếu tố nào sau đây là yếu tố quan trọng nhất trong tính độc lập tương đối của ý thức xã hội:
a) Ý thức xã hội thường lạc hậu so với tồn tại xã hội và có thể phản ánh vượt trước tồn tại xã hội
b) Ý thức xã hội tác động trở lại tồn tại xã hội
c) Ý thức xã hội có tính kế thừa trong sự phát triển của nó
Câu 79: C. Mác đã định nghĩa bản chất con người như sau:
a) Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội dựa trên nền tảng sinh học của nó
b) Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hoà những quan hệ xã hội
c) Bản chất con người là tổng hòa tất cả những quan hệ của xã hội
Câu 80: Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, quần chúng nhân dân là :
a) Những người lao động sản xuất ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần
b) Những bộ phận dân cư chống lại giai cấp thống trị, áp bức và những giai cấp, tầng lớp xã hội thúc đẩy sự tiến bộ xã hội
c) Cả hai quan điểm trên
Câu 81. Chủ nghĩa Mác-Lênin gồm:
a) 3 bộ phận cấu thành
b) 4 bộ phận cấu thành
c) 5 bộ phận cấu thành
Câu 82. Chủ nghĩa Mác ra đời vào:
a) Đầu thế kỷ XIX
b) Giữa thế kỷ XIX
c) Cuối thế kỷ thứ XIX
Câu 83. Sự ra đời của triết học Mác bị quyết định bởi:
a) 3 tiền đề
b) 4 tiền đề
c) 5 tiền đề
Câu 84. Triết học Mác ra đời một phần là kết quả kế thừa trực tiếp:
a) Thế giới quan duy vật của Hê-ghen và phép biện chứng của Phơ-bách
b) Thế giới quan duy vật của Phơ-bách và phép biện chứng của Hê-ghen
c) Thế giới quan duy vật và phép biện chứng của cả Hê-ghen và Phơ-bách
Câu 85. Triết học do C.Mác và Ph.Ăngghen thực hiện là bước ngoặt cách mạng trong sự phát triển của triết học. Biểu hiện vĩ đại nhất của bước ngoặt cách mạng đó là:
a) Việc thay đổi căn bản tính chất của triết học, thay đổi căn bản đối tượng của nó và mối
b) Quan hệ của nó đối với các khoa học khác
c) Việc gắn bó chặt chẽ giữa triết học với phong trào cách mạng của giai cấp vô sản và của quần chúng lao động.
d) Việc ság tạo ra chủ nghĩa DV lsử làm thay đổi hẳn quan niệm của con người về xh.
Câu 87. Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, có thể định nghĩa về vật chất như sau:
a) VC là ~ chất tạo nên vũ trụ
b) VC là tồn tại khách quan
c) VC là thực tại khách quan
Câu 88. Theo quan điểm của triết học Mác-Lênin, vận động là:
a) Mọi sự thay đổi về vị trí
b)Mọi sự thay đổi về vật chất
c) Mọi sự thay đổi nói chung
Câu 89. Theo Ph.Ăngghen, có thể chia vận động thành:
a) 4 hình thức vận động cơ bản
b) 5 hình thức
c) 6 hình thức
Câu 90. Chọn quan điểm đúng nhất trong các quan điểm sau đây:
a) Vận động là phương thức tồn tại của vật chất
b) Không gian, thời gian là những phương thức tồn tại của vật chất
c) Vận động, không gian, thời gian là những phương thức tồn tại của vật chất
Câu 93. Phép biện chứng ra đời từ thời cổ đại. Trong quá trình phát triển của nó, phép biện chứng đã thể hiện qua:
a) 2 hình thức cơ bản
b) 3 hình thức cơ bản
c) 4 hình thức cơ bản
Câu 94. Phép biện chứng duy vật có nội dung hết sức phong phú, phản ánh một cách khái quát nhất nội dung ấy là:
a) Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển
b) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển và 3 quy luật cơ bản (Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập; Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại; Quy luật phủ định của phủ định)
c) Nguyên lý về mối quan hệ phổ biến, nguyên lý về sự phát triển, 3 quy luật cơ bản và 6 cặp phạm trù (Cái riêng và cái chung; Nguyên nhân và kết quả; Tất nhiên và ngẫu nhiên; Nội dung và hình thức; Bản chất và hiện tượng; Khả năng và hiện thực)
Câu 95. Quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử – cụ thể là những quan điểm được rút ra từ:
a) Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
b) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến
c) Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển
Câu 96. Quy luật được coi là hạt nhân của phép biện chứng duy vật là:
a) Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập
b) Quy luật từ những thay đổi về lượng dẫn đến những thay đổi về chất và ngược lại
c) Quy luật phủ định của phủ định
Câu 97. Cách thức của sự phát triển là:
a) Đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn
b) Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại
c) Quá trình phủ định cái cũ và sự ra đời của cái mới
Câu 98. Loại mâu thuẫn đặc thù chỉ có trong lĩnh vực xã hội là:
a) Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
b) Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
c) a & b;