1. Chính trị là khoa học
– Chính trị là một hiện tượng khách quan trong đời sống xã hội loài người, xuất hiện cùng với giai cấp và nhà nước, gắn liền với quyền lực, với đấu tranh giai cấp và đấu tranh dân tộc.
– Chính trị là lĩnh vực tương đối độc lập trong đời sống xã hội, có logic phát triển nội tại, có quy luật phát triển khách quan.
– Chính trị là một hệ thống tri thức, từ những tri thức kinh nghiệm đến tri thức lý luận hoàn chỉnh, phản ánh quy luật vận động khách quan của chính trị.
– Do hạn chế lịch sử và bị chi phối bởi lợi ích giai cấp, nên chính trị trở thành đặc quyền của giai cấp thống trị. Nó chỉ trở thành khoa học đích thực khi chủ nghĩa Mác-Lênin ra đời.
– Ngày nay, chính trị thực sự trở thành một khoa học với đối tượng và phương pháp nghiên cứu riêng.
– Chính trị là một khoa học, nên phải đối xử với nó như một khoa học.
– Cách mạng Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập cũng như trong xây dựng CNXH luôn xác định chính trị (đường lối, chính sách và tổ chức thực tiễn) là một khoa học.
2. Chính trị là nghệ thuật
– Chính trị là hoạt động của con người liên quan đến tranh giành quyền lực, quyết liệt một mất một còn, nên các chủ thể chính trị (trước hết là giai cấp) không thể không sử dụng mọi biện pháp, thủ đoạn để đạt mục tiêu chính trị.
– Hoạt động chính trị luôn sáng tạo, linh hoạt, khôn khéo, mềm dẻo, phù hợp với thực tiễn để đạt hiệu quả cao nhất.
– Chính trị là phạm vi hoạt động hấp dẫn, nhưng phức tạp, “giống đại số hơn số học”. Nó đòi hỏi kỹ năng, kỹ xảo cao, đòi hỏi tầm trí tuệ tương ứng của các nhà chính trị.
– Chính trị là nghệ thuật của những bước đi (biết tiến, biết lùi đúng lúc), những giải pháp, thỏa hiệp trong những thời điểm lịch sử quan trọng.
– Đó là nghệ thuật vận dụng tri thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn để xử lý các tính huống chính trị phức tạp, vận dụng đúng đắn phép biện chứng giữa khách quan và chủ quan trong hoạt động, đấu tranh chính trị.
– Chính trị là nghệ thuật của các khả năng: khả năng nắm bắt sự vận động của xã hội, dự báo chính xác tình thế và thời cơ cách mạng.
– Chính trị là nghệ thuật tổ chức lực lượng, sử dụng con người, nghệ thuật vận động quần chúng, nghệ thuật tiến hành chiến tranh cách mạng.
– Chính trị là “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”.
3. Mối quan hệ biện chứng
– Bản thân chính trị là một khoa học cũng đã phản ánh tính nghệ thuật của nó, bởi khoa học và nghệ thuật luôn gắn bó hữu cơ.
– Là lĩnh vực nhạy cảm, liên quan đến vận mệnh của con người, của hàng triệu người, chính trị, hoạt động chính trị đòi hỏi sự chuẩn xác gắn với thực tiễn, tuân theo quy luật khách quan, tránh chủ quan, duy ý chí; đồng thời nó đòi hỏi sự nhạy cảm, tinh tế, mưu lược đạt trình độ nghệ thuật cao.
– Trong hoạt động chính trị thực tiễn, tính khoa học và nghệ thuật kết hợp, bổ sung cho nhau. Nếu tuyệt đối hóa tính khoa học của chính trị dễ rơi vào chủ nghĩa giáo điều, máy móc; nếu tuyệt đối hóa tính nghệ thuật không tuân theo khoa học thì chính trị chỉ còn lại là những mánh khóe lừa đảo , mị dân, sớm muộn cũng bị vạch trần.